KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Bản mô tả Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

Ngày đăng: 16/03/2020 18:22 | Xem: 1416
BẢN MÔ TẢ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ HỌC
 (Kèm theo Công văn số    ngày        tháng       năm 2020 của Hiệu trưởng  Trường Đại học Thủ Dầu Một)
 
1. Khái quát về ngành Văn hoá học
Ngành Văn hoá học là ngành chuyên về điều hành, tư vấn, quản lí và giám sát các hoạt động văn hoá để phát triển cộng đồng; thiết kế và tổ chức sự kiện, các chương trình truyền thông, dẫn chương trình; ứng dụng kiến thức và kĩ năng Văn hóa học vào hoạt động của các ngành liên đới như kinh doanh, dịch vụ, sản xuất; đào tạo nghiên cứu và giảng dạy văn hoá.
2. Chuẩn đầu ra của chương trình
Kiến thức: Tích luỹ kiến thức chung về lĩnh vực khoa học xã hội; Nắm vững kiến thức chuyên sâu về Văn hoá học lí luận, Văn hoá thế giới, Văn hoá Việt Nam, Văn hoá học ứng dụng.
Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, đề xuất giải pháp đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn; Vận dụng kiến thức và phương pháp nghiên cứu Văn hoá học vào các hoạt động thực tiễn.
Thái độ và phẩm chất đạo đức: Có ý thức trách nhiệm và kỉ luật, có khát vọng cống hiến cho xã hội; Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, biết kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và tiến bộ bản thân với ích lợi của cộng đồng, dân tộc.
3. Cơ hội việc làm
1. Làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước cần đến các tri thức về văn hoá: Các cơ quan đơn vị thuộc Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch (như Phòng Văn hoá – Thể thao – Du lịch; Bảo tàng – khu di tích; Ban tuyên truyền văn hoá; Ban tuyên giáo…); Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Thông tin và truyền thông.
2. Làm việc tại các đơn vị, tổ chức liên quan đến thông tin - truyền thông: toà soạn báo, tạp chí; các đài truyền thanh, đài truyền hình; các công ty đơn vị truyền thông, các công ty/ đơn vị tổ chức sự kiện.
3. Làm việc trong các các tổ chức phát triển văn hoá cộng đồng ở các cấp, các đơn vị tư vấn xây dựng và quản lí dự án văn hoá.
4. Làm việc trong các công ty dịch vụ du lịch (hướng dẫn viên du lịch, điều hành quản lí tour, thiết kế tour).
5. Giảng dạy về văn hoá và Văn hoá học tại các trường Cao đẳng, trung cấp; các trường nghiệp vụ.
6. Làm việc trong các viện hoặc trung tâm nghiên cứu có liên quan đến văn hoá và Văn hoá học.
4. Thu nhập
Ngay trong quá trình học tập, sinh viên ngành Văn hoá học có thể ứng dụng kiến thức, kĩ năng có được vào công việc bán thời gian phù hợp (dẫn chương trình, tư vấn tổ chức sự kiện, tham gia thiết kế tour du lịch…). Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Văn hoá học dễ dàng tìm được những công việc phù hợp với xu hướng việc làm hiện nay: du lịch, truyền thông, tư vấn văn hoá, quản lí văn hoá… Do vậy, cử nhân ngành Văn hoá học có cơ hội việc làm rất cao, thu nhập được đảm bảo rất tốt so với mức trung bình chung.
5. Xu hướng phát triển
Là một ngành học mang tính liên ngành cao, sinh viên Văn hoá học trường Đại học Thủ Dầu Một có khả năng vận dụng linh hoạt trong công việc thực tế, đáp ứng được xu hướng phát triển bền vững cho xã hội. Do vậy, Văn hoá học là ngành đào tạo phù hợp với xu hướng vận động chung của sự phát triển.
6. Vị trí ngành Văn hoá học trong xã hội
Xu hướng phát triển xã hội của nhân loại trong thế kỉ XXI là hướng tới phát triển bền vữngĐể có được sự phát triển bền vững đó, văn hoá đóng vai trò là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Việc tìm hiểu văn hoá, bảo tồn văn hoá và xây dựng văn hoá đã trở thành nhu cầu hệ trọng, nó không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng Văn hoá học ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các quốc gia.
CT. VHH
CHƯƠNG TRÌNH
ẢNH HOẠT ĐỘNG